Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Lộ diện nhân vật cộm cán trong "Đế chế gia đình" của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng em ruột
Nguyễn Hồng Phương (đeo kính đen)  trồng
"cây lưu niệm" tại Trường Wellspring Hà Nội
Tiếp sau ông chủ Tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm được lọt vào tầm ngắm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong việc thôn tính ngân hàng, là sự xuất hiện của một nhân vật nữ "cộm cán" hơn, đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt mà thông tin hầu như được bưng bít trên thị trường tài chính.

Nhân vật nữ đóng vai trò chính trong cuộc thâu tóm ngân hàng Bảo Việt không ai khác chính là bà chủ Tập đoàn S.S.G Nguyễn Hồng Phương, em gái ruột của đương kim UVBCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nguyễn Hồng Phương là người có nhiều thành tích “biến” vốn các tập đoàn nhà nước thành cổ phần tư nhân của Tập đoàn SSG
.
Nguyễn Hồng Phương, em ruột của ông Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT, Chủ tịch Quốc Hội đang nâng ly ăn mừng sau các chiến dịch thành công biến vốn tại các tập đoàn nhà nước thành cổ phần của tập đoàn S.S.G – Nguồn: S.S.G
Bà Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Tuy sinh ra trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng cuộc sống của bà Nguyễn Hồng Phương khá suôn sẻ. Vào năm 1975, trong khi cả nước đang dồn hết nhân lực cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì bà Nguyễn Hồng Phương lại được ưu ái đưa về Hà Nội học tại trường THPT Thăng Long. Năm 1981, được "chuyển thẳng" lên ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội. Năm 1996, theo hướng dẫn của người anh, bà Nguyễn Hồng Phương nam tiến xây dựng sự nghiệp để gầy dựng "đế chế gia đình trị". Cùng với sự thăng hoa trên chính trường của người anh cả Nguyễn Sinh Hùng, bà đã từng bước dựng lên Tập đoàn SSG "hùng mạnh" hôm nay từ một cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu mang tên Bách Việt. 

Tháng 11/1996 “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “được” vào TWĐ và chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Tài Chính – Nguồn: Internet

Điểm qua các cột mốc lớn trong quá trình bà Nguyễn Hồng Phương biến Tập đoàn S.S.G trở thành “đế chế gia đình trị” được tiếp sức từ sự thăng hoa trên chính trường của người anh Nguyễn Sinh Hùng:
– Năm 1996, bà Nguyễn Hồng Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, thực chất chỉ là cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu.
– Tháng 3/2003, bà Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu).
- Tháng 9/2003, Phương với sự tư vấn của cháu ruột Nguyễn Sinh Nhật Tân (con ruột Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hiện là Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương) bắt đầu chuyển sang kinh doanh thị trường bất động sản với việc thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản.
- Tháng 10/2003, thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG với số vốn chỉ vài trăm triệu đồng, đây là bước ngoặt trong sự nghiệp kinh doanh của bà Nguyễn Hồng Phương. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, tháng 3/2004, với tư cách tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Sinh Hùng đã huy động 6 cổ đông góp vốn vào SSG (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của SSG khi ấy lên 20 tỷ và Nguyễn Hồng Phương nghiễm nhiên được bầu làm Chủ tịch HĐQT.
– Tháng 3/2007, bà Nguyễn Hồng Phương cùng chồng là Đặng Chính Trung gom 34 tỷ và “huy động” thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt
– Tháng 09/2007, anh trai ruột Nguyễn Sinh Hùng của bà Nguyễn Hồng Phương lúc này đã là tân UV.BCT, Phó Thủ tướng Thường trực, uy quyền hơn và tạo được nhiều vây cánh đã thẳng tay can thiệp để các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với bà Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt (là liên doanh giữa Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt của Phương) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng để chắp cánh thêm cho S.S.G.
– Từ 2005 đến nay, các khu đất vàng và kim cương của thành phố HCM gần như đã bị S.S.G chiếm lĩnh hoàn toàn, sở hữu trong tay các vị trí béo bở như dự án SaigonPearl, Thảo ĐiềnPearl, Văn Thánh, Thanh Đa, Tân Cảng …Cùng với sự thăng tiến sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Sinh Hùng, số vốn của SSG và khối tài sản riêng của bà Phương đã có sự thay đổi chóng mặt:
Một góc dự án Saigon Pearl
Bà Nguyễn Hồng Phương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SSG (thứ 3 từ phải qua) trong lễ khánh thành 
Khu dân cư phúc hợp cao cấp Saigon Pearl tại số 92 Nguyễn Hữu Cảnh
- Mối quan hệ hữu cơ giữa chính trị và kinh tế là bước đệm vững chắc để hai anh em thẳng tiến đi lên. Chỉ chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Sinh Hùng vững chân trong vai trò Phó Thủ tướng Thường trực, tháng 04/2007, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự “biến mất” của 3 cổ đông sáng lập (là tập đoàn kinh tế nhà nước) lớn nhất: Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ).
- Tháng 12/2009, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là Giáo dục và Y tế.
- Đến tháng 12/2011, S.S.G của bà Nguyễn Hồng Phương đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.
Đánh dấu việc lấn sân sang Giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (Công ty con của S.S.G) tọa lạc tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội. Trường đã chính thức bắt đầu đi hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngay năm học đầu tiên, ngày 15/8/2011, trường đã được vinh dự đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng và chưa đầy một tháng sau, ngày 4/9/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc sau khi ông vừa đắc cử Chủ tịch Quốc hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên - Nguồn: WELLSPRING 
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc tại trường – Nguồn: S.S.G 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang chỉ đạo đường hướng cho em ruột (áo đỏ) là cơ sở kinh tài sân sau

Cùng với sự nghiệp chính trị thăng hoa của đương kim Chủ tịch Quốc hội, bà chủ Tập đoàn S.S.G Nguyễn Hồng Phương đã lần lượt thâu tóm các dự án lớn, kể cả biến các dự án có vốn nhà nước thành của riêng. Hiện nay, S.S.G đã trở thành một đế chế tài chính hùng mạnh được “ông anh” đứng sau chống lưng, “bao thầu” hầu hết các dự án liên quan đến bất động sản “vàng và kim cương” tại TP HCM.

Điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G được ghi trên “vốn điều lệ” tại các công ty con (số vốn thực tế lớn hơn nhiều lần):
* Đơn vị tính: Tỷ đồng

Danh sách 27 công ty con và một số dự án đầu tư của SSG
Ngoài khả năng “hợp thức hóa” các nguồn vốn nhà nước cùng bước chân thăng tiến của người anh từ thời làm Bộ trưởng Bộ Tài chính đến nay, cộng với các lợi nhuận bà Nguyễn Hồng Phương đã thu được từ bất động sản, hiện nay số tiền của “đế chế gia đình” (chưa tính tài sản riêng, tài sản người khác đứng tên giúp, tài sản đứng giúp người khác...) của bà Nguyễn Hồng Phương đang sở hữu khối vốn công khai trên 3.400 tỷ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, bà Nguyễn Hồng Phương còn phối hợp rất mật thiết với Hà Văn Thắm trong các dự án và xoay chuyển nguồn vốn. Hầu hết các dự án đều lên đến hàng nghìn tỷ và đều liên quan đến Ngân hàng Đại dương mà không cần tuân theo bất cứ một nguyên tắc, quy định nào theo các chuẩn mực mà Ngân hàng Nhà nước ban hành. Thỏa thuận đặt cọc mua Khu phức hợp Văn phòng SSG Tower giữa Công ty cổ phần S.S.G Văn Thánh (Công ty con của Nguyễn Hồng Phương) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương của Hà Văn Thắm với tiền đặt cọc 146.305.187.840 VND, chiến 20% trị giá chuyển nhượng 731.141.734.400 VND là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm tạo ra các công ty ma để rút tiền ngân hàng, không cần có tài sản thế chấp để thực hiện hàng loạt các dự án. (Xem chi tiết bằng chứng tại đây).

Hà Văn Thắm (áo trắng) và Nguyễn Hồng Phương (áo đỏ đứng cạnh, bên phải) đồng chủ trì lễ tế khởi công dự án Saigon Airport Plaza
Trong vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, “đế chế gia đình” này vẫn chưa thỏa mãn với những “thành tích” từ việc chiếm đoạt các tập đoàn có vốn nhà nước chuyển thành tài sản tư nhân của S.S.G, chiếm lĩnh các vị trí đất vàng tại Tp.HCM, ép Tp.HCM “bẻ đường ray” tày điện ngầm tuyến số 1 đi qua Q2 vào ngay trung tâm của dự án ThaodienPearl.

Tp.HCM bị ép “bẻ đường ray” tày điện ngầm tuyến số 1 đi qua Q2 vào ngay trung tâm của dự án ThaodienPearl
Chưa hết, "đế chế gia đình" này còn muốn sở hữu riêng một ngân hàng để chủ động nguồn vốn và vơ vét dự án. Vào cuối năm 2012, ngoài việc nhờ Hà Văn Thắm đứng ra công khai thâu tóm ngân hàng giúp để khỏi bị tai tiếng (sau khi hoàn tất thâu tóm Bảo Việt Bank, Hà Văn Thắm sẽ chuyển tất cả lại cho bà Nguyễn Hồng Phương), bản thân bà Nguyễn Hồng Phương cũng đã kịp thời thâu tóm thêm được 64.5 tỷ mệnh giá cổ phiếu Bảo Việt Bank (chiếm 2.15%). Tiếp đó bà Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm còn âm thầm mượn các cổ đông khác “đứng tên hộ” thêm 60 tỷ mệnh giá cổ phiếu nữa của Bảo Việt Bank.

Theo kế hoạch vạch sẵn từ trên, vị lãnh đạo trong Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ cùng Hà Văn Thắm, Nguyễn Hồng Phương bằng nhiều thủ đoạn “rút ruột” vốn nhà nước, chuyển hóa thành cổ phiếu BVB bằng nhiều tên tuổi khác nhau. Nhóm lợi ích tài chính này đã kiểm soát nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài Chính tại Tập đoàn Bảo Việt sở hữu trên 50% cổ phần, cộng với phần của Hà Văn Thắm (Đại Dương) và bà Nguyễn Hồng Phương (SSG) cùng một loạt "tay chân thân tín” đứng tên giúp đã là một con số áp đảo.

Với kịch bản hoàn hảo cùng một thế lực to lớn về chính trị và kinh tế của nhóm Mafia tài chính như thế, cuộc họp Đại hội cổ đông vào cuối năm 2013 của ngân hàng Bảo Việt là một cuộc họp đầy tang thương, đối diện với những người thân cô thế cô là nhóm Mafia tài chính tham lam và đầy uy quyền. Sau đó, như bài viết "Những bí ẩn ở Ngân hàng Bảo Việt" của tác giả Thanh Phong (Nhịp Cầu Đầu Tư) đăng trên trang vietstock.vn đề cập việc Ngân hàng Bảo Việt tăng vốn lên 5.200 tỉ đồng. Ngoài xu hướng thoái vốn của các tập đoàn nhà nước khỏi các lĩnh vực ngoài ngành như ngân hàng, việc tập đoàn này tiếp tục bỏ thêm tiền để mua cổ phần ngân hàng là khá khó khăn và tác giả kết luận, đợt tăng vốn của Ngân hàng Bảo Việt rất có thể sẽ có gương mặt khác tham gia. Và chúng ta đều biết rõ "những gương mặt khác" là ai!

Với khối tài sản khổng lồ, đúng ra Nguyễn Hồng Phương phải là cái tên nằm trong “TOP 10” những người giàu nhất Việt Nam, thế nhưng, trong danh sách mà truyền thông công khai không hề vinh danh Nguyễn Hồng Phương, ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn? 

Ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn đến năm 2009 của tập đoàn này? (duy nhất phần giới thiệu sơ sài với vốn điều lệ 550 tỷ),
Tại sao thông tin tài chính của S.S.G và bà chủ Nguyễn Hồng Phương lại được giấu kín như thế? Hay đây là cách để giữ cho người anh được trong sạch trên con đường chinh phục đỉnh cao sự nghiệp chính trị?!

Giới thiệu Tập Đoàn S.S.G
Ban lãnh đạo SSG
Lịch sử hình thành

Từ 2 bàn tay trắng với một khoảng thời gian không dài khi khởi nghiệp từ một cửa hàng sao chép đĩa lậu, bà Nguyễn Hồng Phương đã bằng cách nào tạo ra một đế chế với khối tài sản kếch sù (có số vốn lớn hơn Hà Văn Thắm), với hàng loạt các nghi vấn liên quan đến việc thâu tóm ngân hàng và bất động sản? Hẳn có bàn tay của ai đó phía sau! Câu hỏi này dành cho các cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ.

Nguồn: Internet
Bình luận với Facebook: